TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRUNG THU: HOẠT ĐỘNG, QUY TRÌNH VÀ LƯU Ý

Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống quan trọng và đầy màu sắc của người dân Việt Nam. Vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, người Việt tổ chức các hoạt động đặc biệt như múa lân, đốt pháo hoa, làm đèn lồng và thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh Trung thu. 

Tết Trung thu có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với trẻ em. Vì vào dịp này, các bé sẽ được đi chơi, được người lớn tặng quà, được dẫn đi rước đèn đêm trăng sáng cùng gia đình, bạn bè; được dẫn đi xem múa lân và đặc biệt là khoảnh khắc trông trăng, mơ màng với thế giới thần tiên của chú Cuội, cây đa, chị Hằng và cùng nhau phá cỗ. Bởi vậy, mỗi năm, trẻ em lại háo hức, mong đợi được đón Tết này. Đây cũng chính là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với các trẻ nhỏ.

Các hoạt động cho trẻ em trong ngày tết Trung thu

  • Làm đèn lồng, đèn ông sao: là hoạt động truyền thống mỗi khi đến Tết Trung Thu. Trẻ em sẽ sử dụng các vật liệu sẵn có như hộp thiếc, giấy màu, bút chì màu, que gỗ... để tạo nên một chiếc đèn lồng, đèn ông sao đặc sắc và khác biệt. Làm đèn bằng giấy đơn giản giúp các em phát huy tính sáng tạo, khéo léo.
  • Rước đèn: “Tết Trung thu rước đèn đi chơi…”. Tuổi thơ có ai không háo hức cầm những chiếc đèn ông sao sắc màu, rong ruổi khắp ngõ xóm và ca vang bài hát về tết Trung thu?
  • Múa lân: là một trong những hoạt động luôn có khi diễn ra Tết Trung Thu. Múa lân xuất hiện trong tết Trung thu ngụ ý mang đến một năm may mắn, tài lộc và xua đuổi những điều xấu.
  • Trò chơi dân gian: là hoạt động thường niên dành cho trẻ nhỏ và người lớn trong ngày Trung Thu. Một vài trò chơi dân gian nổi bật thường xuất hiện trong ngày lễ là kéo co, nhảy bao bố, chơi ô ăn quan, đu quay, đánh cờ tướng… Những trò chơi vui nhộn này không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp mọi người thêm gắn kết, tạo nên bầu không khí sôi động và vui tươi trong ngày lễ.
  • Biểu diễn văn nghệ: nếu chỉ có tiếng trống múa lân là chưa đủ, âm thanh của đêm rằm trung thu còn có lời ca tiếng hát, những điệu múa uyển chuyển do chính các em nhỏ biểu diễn. Các em sẽ được tự do ca hát, thể hiện tài năng, những bài hát đều được liên quan đến tết Trung thu như : chiếc đèn ông sao, rước đèn tháng 8, vầng trăng cổ tích…
  • Phá cỗ: là lúc trẻ em các nơi sẽ cùng nhau thưởng thức các mâm cỗ Trung thu gồm các loại bánh, kẹo hoặc các loại hoa quả do người lớn chuẩn bị.

Quy trình tổ chức tết Trung thu

  • Bước 1: Lên danh sách số lượng tham gia

Việc xác định số lượng bé tham gia chỉ mang tính ước lượng nhưng lại có thể giúp bạn lên 1 chương trình cụ thể nhất. Từ đó, bạn có thể dự trù các trò chơi, chuẩn bị các phần quà cũng như có phương án ăn uống phù hợp.

  • Bước 2: Chọn địa điểm tổ chức

Dịp trung thu thường rơi vào mùa mưa bão. Vì vậy, người tổ chức nên có phương án dự phòng tổ chức kết hợp hoạt động trong nhà và ngoài trời đan xen nhau. Các hoạt động ngoài trời cũng cần tính toán đến các yếu tố như lều, bạt để ứng phó với tình hình thời tiết.

  • Bước 3: Lên kịch bản chương trình

Mỗi tiết mục, hoạt động đều được tính toán kỹ lưỡng về thời gian, trình tự tạo nên sự liền mạch, hấp dẫn cho toàn bộ chương trình. Nội dung chương trình nên phong phú, bao gồm những tiết mục mang đậm nét văn hóa truyền thống như múa lân, biểu diễn nghệ thuật dân gian cùng với các trò chơi tương tác để thu hút sự tham gia của các em.

  • Bước 4: Lên phương án kinh phí

Dự trù kinh phí cho từng hạng mục, đồng thời phải tính đến các khoản chi phí dự phòng cho những tình huống phát sinh. Nếu ngân sách hạn chế thì cần ưu tiên cho những yếu tố cốt lõi của chương trình và tìm kiếm các nhà tài trợ hoặc kêu gọi sự đóng góp từ cộng đồng để bổ sung kinh phí. Việc lên phương án kinh phí chi tiết và hợp lý giúp kiểm soát tài chính tốt hơn, tránh những lãng phí không đáng có. 

  • Bước 5: Phân công công việc, nhiệm vụ

Mỗi nhóm công việc nên có một người phụ trách chính, chịu trách nhiệm giám sát và phối hợp với các thành viên khác để hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ. Việc phân công cần dựa trên khả năng và kinh nghiệm của từng cá nhân, đồng thời đảm bảo mọi người đều hiểu rõ vai trò của mình.

  • Bước 6: Lên kế hoạch thi công set up, tổng duyệt

Kế hoạch set up phải chi tiết, đảm bảo mọi thiết bị và vật liệu đều sẵn sàng đúng thời gian và vị trí yêu cầu. Sau khi hoàn tất công việc thi công, tổng duyệt chương trình là bước không thể thiếu, giúp ban tổ chức kiểm tra toàn bộ quy trình từ âm thanh, ánh sáng cho đến sự phối hợp giữa các tiết mục và lời dẫn của MC.

Những lưu ý khi tổ chức các hoạt động trung thu cho bé

  • Lựa chọn các hoạt động vui chơi phù hợp với độ tuổi: khi tổ chức các hoạt động Trung thu cho bé, việc lựa chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và tạo hứng thú cho các em. Đối với các bé mầm non thì tổ chức các trò chơi nhẹ nhàng, vui nhộn như rước đèn, ú òa, nhảy dây... Đối với các bé tiểu học thì có thể tham gia các trò chơi vận động mạnh hơn như kéo co, nhảy dây, thi đố vui… Còn đối với các thanh thiếu niên thì thích hợp với các hoạt động văn nghệ như múa lân, hát múa, biểu diễn kịch và các hoạt động làm bánh, làm quà…
  • Đảm bảo an toàn cho bé: đảm bảo an toàn cho bé trong các hoạt động ngày Trung Thu là ưu tiên hàng đầu. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị vui chơi và đèn lồng để đảm bảo chúng không hư hỏng, sắc nhọn hay tiềm ẩn nguy cơ.
  • Khuyến khích bé tham gia đầy đủ và giữ gìn vệ sinh chung: khuyến khích bé tham gia các hoạt động vui chơi phù hợp để bé có một ngày tết Trung thu vui vẻ và đáng nhớ, đồng thời nhắc nhở bé giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi. Những hành động này không chỉ giúp bé tận hưởng trọn vẹn ngày lễ mà còn giáo dục bé về ý thức cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Để tổ chức được một chương trình tết Trung thu vui nhộn, đáng nhớ cần tốn nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị, lên kế hoạch. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian tổ chức mà vẫn có được một chương trình Trung thu ý nghĩa, ấn tượng thì đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ của TRẦN GIA để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

-----------------------------

Dịch vụ có thể bạn quan tâm:

Một số chương trình TRẦN GIA đã tổ chức:

Chúng tôi tại FacebookYouTubeTikTok!

Công ty TNHH Sự Kiện Trần Gia
Số 65 , Liên Hoa, Khâm Thiên, Đống Đa, Hanoi
-
Kho thiết bị sự kiện Trần Gia
Địa chỉ: Xóm 3, xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: (84-24)66 756 326
Fax: (84-24)62 754 136
Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Hotline: 0984 410005

 Xem thêm địa chỉ trên Map: https://goo.gl/maps/BWvGBeTsTBc4ywe29