Các bước kiểm tra trước khi tổ chức sự kiện
- Category: Kinh nghiệm tổ chức sự kiện
Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của các doanh nghiệp, các công ty tổ chức sự kiện đã ra đời và góp phần quan trọng trong việc tạo thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên tổ chức sự kiện không phải là công việc đơn giản, đòi hỏi sự sáng tạo cao và tỉ mỉ trong công việc trong thời gian tổ chức TRANGIA đưa ra một số cách kiểm tra trước khi tổ chức cho các doanh nghiệp như sau:
I. Tổ chức sự kiện để phục vụ cho chiến lược kinh doanh
- Sẽ làm gì để phục vụ chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường ?
-
Những người tham gia sự kiện hiểu thế nào khi phải tổ chức sự kiện “không hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty ?”.
II. Để Tổ chức sự kiện, phải xác định đối tượng “khách hàng mục tiêu”
- Sẽ làm gì để xác định (và phát triển) số lượng (và giá trị) của những khách hàng mà sự kiện thu hút được (kể cả những khách hàng tiềm năng) ?
- Nói cụ thể, khách hàng của mình là những ai ?
- Những thông điệp gì mà Công ty muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu ?.
- Sẽ kiểm tra mấy lần đối với kế hoạch chi tiết về các hoạt động thu hút đúng đối tượng khách hàng (mà công ty) cần hướng đến,
- Sẽ làm gì để hạn chế những đối tượng không nhiều tiềm năng (giúp chúng ta có thể làm việc tập trung và hiệu quả hơn cho những khách hàng kia).
III. Phải nêu ra được các mục tiêu cụ thể của việc Tổ chức sự kiện
Sau này sẽ không đo được những kết quả mà sự kiện mang lại cho danh tiếng của công ty, nếu hôm nay chưa đặt ra các mục tiêu cần hướng đến. Phải tổ chức mấy sự kiện, vậy mục tiêu cụ thể đối với mỗi sự kiện là gì ?
- Vẫn tổ chức nhiều sự kiện hay điều chỉnh (thêm, bớt, ghép, mở rộng - 1 sự kiện nào đó)
- Vậy mục tiêu chung của công ty khi quyết định tổ chức cả 9 sự kiện là gì ?.
- Mục tiêu phát triển uy tín công ty lần này là những gì, đối với những ai ?
- Mục tiêu lợi nhuận (tiền bạc) lần này là bao nhiêu ?
- Mục tiêu xây dựng quan hệ lần này là những gì ?
- Mục tiêu chiếm lĩnh cơ hội lần này là những gì?
- Các mục tiêu khác
- Với mỗi sự kiện cụ thể (trong các sự kiện) cần đạt mục tiêu gì trên đây ?
IV. Tổ chức sự kiện không là công cụ đa năng để tiếp thị
- Để thành công trong chiến lược kinh doanh (CLKD) của công ty, có thể dùng những cách nào khác (hiệu quả hơn) thay cho việc tổ chức những sự kiện sắp tới ?
- Hãy mạnh dạn trả lời câu hỏi (nói to lên một cách kiên quyết) :”Có cần thiết phải tổ chức sự kiện không” ?
- Có cần điều chỉnh gì nữa ?.
- Nếu không quan tâm đến sự thoả mãn từ phía khách hàng (và khán giả), công ty sẽ thoả mãn bao nhiêu % khi sự kiện được tổ chức ?
V. Chiến lược kinh doanh thì. lâu dài còn Tổ chức sự kiện chỉ diễn ra vài ngày (hoặc vài giờ)
Tổ chức sự kiện thường chỉ là một phần nhỏ của chiến lược tiếp thị và quảng bá cho doanh nghiệp.
- Những nội dung khác trong “chiến lược tiếp thị và quảng bá ” của công ty là gì ?
- Lúc này (năm, quý, tháng), việc tổ chức sự kiện chiếm bao nhiêu % trong “chiến lược tiếp thị và quảng bá ” của công ty ?
VI. Doanh nghiệp phải làm gì để quảng bá cho việc Tổ chức sự kiện
- “Không chỉ dựa vào lần tổ chức sự kiện này để công ty nắm tất cả cơ hội tiềm năng”. Bạn có đồng ý vậy không ?
- Trước khi tổ chức sự kiện, công ty sẽ tổ chức những hoạt động quảng bá nào ?
- Qua những hoạt động quảng bá trước khi tổ chức sự kiện, doanh nghiệp cần làm những gì để xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu ?
- Qua những hoạt động quảng bá trước khi tổ chức sự kiện, doanh nghiệp cần làm những gì để thu hút sự tham gia của khách hàng mục tiêu
- Với sự góp mặt của nhiều công ty khác nhau trong thời gian tổ chức sự kiện, doanh nghiệp cần tổ chức hoạt động xúc tiến và quảng bá như thế nào để tranh thủ sự ưu tiên quan tâm của những khách hàng tham dự ?
- Cần làm gì để dồn hết sự tập trung vào “chất lượng”, thay vì số lượng các lần gặp gỡ khách hàng ?
- Cần làm gì để sau khi kết thúc từng sự kiện để theo sát các mối liên hệ đã tạo dựng được nhằm tạo ra lợi nhuận thực sự cho công ty (với tập trung, kiên nhẫn).
- Công ty đã chuẩn bị kế hoạch quản lý những mối liên hệ đó chưa ?
- Cần làm những gì trước khi quyết định đầu tư vào việc tổ chức sự kiện lần khác.
VIII. Thể hiện sự chú ý đối với nguồn nhân lực
Nếu sự kiện là phương tiện quảng bá trực tiếp, thì yếu tố để đạt mục tiêu quảng bá chính là sự tham gia ở cả hai phía: phía khách hàng và phía tổ chức sự kiện. Vì thế:
- Trước, trong, sau sự kiện, công ty cần làm gì để phát huy tác dụng của khách hàng
- Trước, trong, sau sự kiện, công ty cần làm gì để phát huy tác dụng của người tổ cức sự kiện
- Làm gì để xác định đúng đối tượng khách hàng ?
- Làm gì để thuyết phục khách hàng hưởng ứng bạn trong sự kiện thương mại này.
- Làm gì để tuyển chọn đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu .
- Làm gì để huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu .
IX. Làm gì để việc Tổ chức sự kiện phục vụ cho mục tiêu kinh doanh
-
Làm gì để mỗi thành viên tham gia sự kiện được hiểu, nhớ, làm đúng “mục tiêu chung” của lần tổ chức 9 sự kiện này ?
- Làm gì để mỗi thành viên tham gia mỗi sự kiện được hiểu, nhớ, làm đúng “mục tiêu” của sự kiện đó ?
- Làm gì để mỗi sự kiện thực sự là một cuộc triển l.m hàng hoá hấp dẫn, thu hút,
- Làm gì để tạo được tinh thần hiếu khách,
- Làm gì để bảo đảm các yếu tố hậu cần và vô số những công việc lặt vặt khác.
- Làm gì để mối thành viên tham gia sự kiện hiểu rằng “sự kiện cũng chỉ là một yếu tố, một thành phần trong toàn bộ chiến lược tiếp thị, là phương tiện để hướng đến mục đích cuối cùng và chịu sự chi phối của toàn bộ chiến lược kinh doanh của công ty ?”.
Công ty TNHH Sự Kiện Trần Gia
Số 65 , Liên Hoa, Khâm Thiên, Đống Đa, Hanoi
-
Kho thiết bị sự kiện Trần Gia
Địa chỉ: Xóm 3, xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: (84-24)66 756 326
Fax: (84-24)62 754 136
Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Hotline: 0984 410005Xem thêm địa chỉ trên Map: https://goo.gl/maps/BWvGBeTsTBc4ywe29
-
Các bài viết khác: